Hình ảnh của những chiếc xe đạp điện không còn quá xa lạ khi bạn đi ra ngoài đường, nó thường xuất hiện ở những bạn học sinh, thay thế cho những chiếc điện thoại bình thường. Mặc dù vậy các bạn hay cũng tôi tìm hiểu một chút thông tin của dịp cuối năm 2013 những mẫu xem đạp điện được người dùng chọn mua hay không. Hiện nay những khách hàng đến với những của hàng không còn được nhộn nhịp như mong đợi, chủ yếu thường đến xem hơn.
Chính vì vậy một số những của hàng đã chữa cháy cho mình bằng những hình thức như bảo dưỡng xe hay sủa chữa. Những chiếc xe đap điện nổi lên như một phương tiên giao thông thân thiện với một trường. Các con phố tập trung bán xe đạp điện tại Hà Nội như Tôn Đức Thắng, Tây Sơn, phố Huế, Kim Mã… khá đìu hiu, khách đến xem nhiều hơn là có nhu cầu mua bán thực sự. Không ít chủ cửa hàng hết ra rồi vào, nhân viên bán hàng đứng phủi bụi cho xe và ngáp dài, ngáp ngắn. Các bạn hãy cùng tôi tìm hiểu một số nhũng gian hàng trên thị trường hiện nay có những động thái gì về những chiếc xe đạp điện.
Những điều cần biết về thị trường xe đạp điện
Hãy cùng tìm hiểu bạn sẽ thấy được tại sao thị trường về xe đạp điện lại mang đến cho người tiêu dùng không còn tập trung nhiều và một số những chia sẻ của các bạn gian hàng chuyên buôn bán các loại xe đạp điện.
Chủ một cửa hàng kinh doanh xe đạp điện có thâm niên cho biết doanh thu của thị trường này ước giảm khoảng 40% so với cùng thời điểm này năm ngoái. Con số bán ra cũng giảm cỡ một nửa so với kỳ vọng của giới kinh doanh.
Cùng thời điểm này năm ngoái, các cửa hàng kinh doanh xe đạp điện bước vào mùa hốt bạc. Tại thời điểm đó, phố Tôn Đức Thắng, Hà Nội chỉ có khoảng 3-5 cửa hàng. Giáp Tết, số lượng xe bán ra lên tới 100-150 xe mỗi tháng. Thế nhưng, năm nay lượng khách hàng giảm, số lượng xe bán ra chưa đầy 50 chiếc một tháng.
Thị trường xe đạp điện cuối năm không như mong đợi của đa số các nhà kinh doanh
Theo giới kinh doanh, trên thị trường hiện nay, hàng chính hãng ít hơn so với các sản phẩm có xuất xứ Trung Quốc, Đài Loan được gắn mác Honda, Yamaha. "Cái dở của dòng sản phẩm này là gắn mác thương hiệu nổi tiếng mà quên mất rằng những hãng này chưa công bố sản xuất xe đạp điện. Và, người mua ngày càng thông minh, họ luôn tìm hiểu thông tin rất kỹ trước khi mua hàng", một hộ kinh doanh uy tín trên đường Khâm Thiên, chia sẻ.
Những lý do của khách hàng khi chọn mua xe đạp điện
Một lý do khiến các sản phẩm này "ế" khách, theo ông là đối tượng mua hàng. Không giống như xe máy hay ôtô, người sử dụng phương tiện này là học sinh, vì thế tốc độ, kiểu dáng được đặt lên hàng đầu mà không cần quan tâm đến những yếu tố khác. Ngoài ra, nền kinh tế nói chung vẫn chưa thoát ra khỏi ảnh hưởng của khủng hoảng, mức thu nhập của người tiêu dùng chưa tăng trong khi giá xe không giảm, lượng tiền cuối năm không sẵn để mua một chiếc xe đạp điện có giá cao hơn tháng lương bình quân.
Lý do thứ hai ảnh hưởng đến cả hai phía người mua và người bán. Trước tình trạng xe đạp điện tràn lan lẫn lộn với xe máy điện, mới đây tại một cuộc họp của Bộ Giao thông vận tải đã bàn đến vấn đề bức thiết này và đang khẩn trương hoàn thành những chỉ thị về quản lý xe đạp điện trong thời gian tới, ví dụ xe đạp điện phải có tốc độ không quá 25 km/h, có pedal và khối lượng không quá 40 kg.
Thông tin này khiến người dân cũng e dè và chặt chẽ hơn trong việc mua sắm, đặc biệt khi cho đối tượng sử dụng là học sinh. Về phía nhà kinh doanh, hầu hết các cửa hàng đều thận trọng không nhập thêm mà duy trì số lượng nhỏ cầm chừng chờ những quy định chính thức từ Bộ ngành liên quan.
Trước tình hình khó khăn từ cả chủ quan và khách quan, các cửa hàng xe đạp điện sử dụng đến chiêu giảm giá để kích cầu nhưng không hiệu quả vì mức giảm từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng là không nhiều. Ngoài việc chờ đợi quy định, người làm kinh doanh đang trông đợi doanh thu mỗi ngày bằng việc sửa chữa, bảo dưỡng xe của khách hàng cũ.
Hiện thị trường thường phân loại xe đạp điện thành hai loại đó là dùng ắc-quy giá tầm 10-11 triệu đồng và dùng pin giá 14-15 triệu đồng. Trước đây người tiêu dùng ưa rẻ nên chuộng loại ắc-quy nhưng gần đây đối tượng khách hàng mua xe đạp điện chạy pin đang tăng lên lấn át nửa còn lại bởi pin bền và an toàn hơn với người sử dụng.
Theo bà Nguyễn Mai Trang, Trưởng phòng bán lẻ HKbike, trong bối cảnh sức cầu yếu mà áp lực cạnh tranh ngày một lớn, các hãng phải nghiên cứu, nắm bắt xu hướng người dùng để tung ra thị trường các mẫu mã đa dạng, phù hợp, kèm theo chế độ chăm sóc, hậu mãi.
Mẫu mã phong phú được xem là một trong những yếu tố kích cầu khách hàng là giới học sinh, sinh viên.
Bà cho hay, bất chấp sự ảm đạm của thị trường, tháng cuối năm 2013, lượng hàng bán ra của HKBike vẫn tăng trưởng vượt mức kỳ vọng, dù hãng công bố tăng giá bán thêm một triệu đồng từ 20/12. Theo đó, sản phẩm HKbike Zinger Extra sẽ có giá bán mới là 12,5 triệu đồng thay vì 11,5 triệu đồng như trước đây. “Chúng tôi buộc phải tăng giá bởi chi phí sản xuất công nghệ pin FLiP mà hãng áp dụng đang ở mức cao", bà Trang nói.
Từ đầu tháng 12 đến nay, lượng xe mà hãng bán ra đã tăng tới 40% so với cùng thời điểm tháng trước. "Để hỗ trợ những khách hàng chưa có điều kiện mua ngay, chúng tôi đang áp dụng hình thức cho khách đặt trước ngày tăng giá để được hưởng mức giá cũ", bà Trang nói. Cuối tháng 11/2013, Hkbike đã thực hiện một đợt điều chỉnh giá bán cho một số sản phẩm từ mức 10,5 triệu đồng lên 10,8 triệu đồng cũng với lý do để bù đắp chi phí trong bối cảnh hầu hết nguyên liệu đầu vào tăng giá.
Đó là những nguồn thông tin được chúng tôi cập nhật trên các trang mạng hiện nay, với những nguồn đảm bảo chất lượng, để gửi đến bạn đọc luôn là những điều cần thiết nhất cho bạn đọc.
Ủng hộ blog bằng cách tìm kiếm
Nguồn vnexpress.net
0 nhận xét:
Đăng nhận xét